Cập nhật vào 20/08
Trẻ 3 tháng tuổi bị béo phì tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Vậy khi nào trẻ được đánh giá mắc bệnh béo phì? Giải pháp giữ cân nặng của trẻ ở mức chuẩn là gì? Mời cha mẹ theo dõi ngay bài viết dưới đây để bỏ túi thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó xây dựng chế độ ăn tiêu chuẩn cho bé.
1. Khi nào trẻ 3 tháng tuổi được đánh giá là béo phì?
Ở tháng thứ 3, cân nặng của bé sẽ ở giai đoạn tăng nhanh và mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, cơ địa của từng bé, rất khó có thể xác định trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa. Theo WHO, chỉ số về cân nặng tiêu chuẩn của một bé sơ sinh 3 tháng tuổi thường dao động từ 5.2kg đến 6.6kg đối với bé gái và 5.7kg đến 7.2kg với bé trai.
Cũng dựa theo bảng số đo cân nặng, chiều cao của WHO thống kê, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có nguy cơ bị béo phì nếu cân nặng vượt quá 85% so với cân nặng tiêu chuẩn. Trẻ sẽ được xem là béo phì nếu cân nặng vượt quá từ 85 đến 95% so với cân nặng tiêu chuẩn.
Ví dụ trong trường hợp bé gái, nếu trẻ 3 tháng tuổi đạt mức cân từ 6.6 đến 8.5 kg tức đang có nguy cơ hoặc được xem là béo phì.

2. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi thừa cân
Có 4 lý do chủ yếu khiến trẻ 3 tháng tuổi bị thừa cân, béo phì. Cụ thể như sau:
Không bú sữa mẹ: Sữa non của mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong những tháng đầu đời của trẻ. Lượng sữa được tiết ra trong 3 ngày sau sinh, đặc sánh, có màu vàng nhạt, chứa nhiều đạm. Vì vậy, nếu trẻ không được bú sữa mẹ, thay vào đó là sữa công thức với thành phần không phù hợp, có lượng chất béo xấu lớn có thể làm gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ sơ sinh.
Do di truyền: Theo các nghiên cứu, kiểm tra dữ liệu cân nặng, chiều cao ở 100.000 trẻ em từ các nước Anh, Trung Quốc, Mỹ, Mexico, BMI của trẻ qua các thế hệ sẽ có 20% di truyền từ mẹ, 20% di truyền từ bố. Vì vậy, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có cha mẹ bị béo phì sẽ có nguy cơ béo phì cao hơn 2 lần so với những đứa trẻ khác.
Bé ăn không kiểm soát: Cha mẹ khuyến khích bé ăn, bú nhiều dù trẻ không có cảm giác thèm ăn. Nếu thói quen này kéo dài sẽ khiến bé ăn liên tục khiến cân nặng khó có thể kiểm soát.
Chế độ ăn dặm giàu chất béo: Trẻ 3 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp để bắt đầu ăn dặm. Nếu ngay từ khi bắt đầu, chế độ ăn của trẻ đã ít chất bột đường, ít đạm, giàu chất béo sẽ gây nên hiện tượng ăn thường xuyên do tín hiệu đói từ não thường xuyên kích thích trẻ.

Có thể mẹ quan tâm: Bé bị béo phì dễ kèm theo các vấn đề về da do mồ hôi và chất tiêu đọng lại ở các nếp gấp trên mông, đùi bé. Mẹ nên chọn mua những sản phẩm tã dán không hăm để sử dụng cho bé vào ban đêm, khi bé ngủ để bảo vệ làn da con.
3. Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh 3 tháng thừa cân, béo phì
Bố mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để phát hiện đâu là nguồn gốc gây ra tình trạng thừa cân ở trẻ. Từ đó xây dựng chế độ ăn kiêng phù hợp cho bé 3 tháng, giúp trẻ phát triển ổn định cả về thể chất và tư duy.
Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau sinh và tiếp tục cho trẻ bú đến 18-24 tháng bởi sữa mẹ chính là thức ăn hoàn chỉnh và thích hợp nhất với trẻ. Nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ cung cấp đầy đủ năng lượng và những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình phát triển cơ thể trẻ. Đồng thời còn bổ sung những chất kháng khuẩn giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho bé.
Tổ chức chế độ ăn dặm cho trẻ 3 tháng tuổi bị béo phì
- Đối với trẻ sơ sinh, trong vòng 6 tháng đầu tiên, bé nên được bú sữa mẹ hoàn toàn để cơ thể bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, kháng thể và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Cha mẹ nên chọn những loại thực phẩm lành mạnh, ít chất béo và giàu chất xơ như rau, hoa quả, các loại hạt, các loại đậu… trong chế độ ăn dặm cho trẻ. Chế độ ăn phù hợp không chỉ hỗ trợ quản lý cân nặng cho trẻ mà còn giúp trẻ phòng tránh các bệnh sau này như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường loại 2…
- Chỉ nên cho bé 3 tháng tuổi ăn tối đa 2 – 3 lần một ngày. Sự kiểm soát số lần ăn mỗi ngày của trẻ sẽ phòng tránh được tình trạng thừa cân.

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn của bé cho phù hợp, thì mẹ cũng cần lưu ý về việc chọn size bỉm cho bé theo cân nặng phù hợp để đảm bảo sự thoải mái của con khi sử dụng. Mẹ có thể tham khảo một số bỉm quần 4XL size siêu to cho bé bự ở giai đoạn này.
4. Làm gì để giữ cân nặng của trẻ sơ sinh ở mức chuẩn
Theo các chuyên gia, để kiểm soát cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi bị béo phì, cha mẹ phải kết hợp nghiêm ngặt giữa chế độ ăn kiêng và hoạt động phù hợp. Cụ thể như sau:
- Theo dõi cân nặng của trẻ trong thai kỳ: Theo các nghiên cứu cho thấy, trẻ tăng cân quá mức sau sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Vì vậy, ngay từ khi mang thai bé, cha mẹ nên chú ý theo dõi cân nặng của trẻ.
- Cho con bú: Theo một số dữ liệu thu thập được từ 4300 trẻ sinh cùng năm, trẻ bú sữa mẹ giảm 45% nguy cơ bị béo phì, 15% nguy cơ thừa cân. Một số nghiên cứu cho thấy cho con bú sữa mẹ làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. Tuy sữa mẹ không khiến sữa mẹ tăng cân nhanh như sữa công thức nhưng thói quen cho trẻ bú sẽ tác động trực tiếp tới thói quen ăn uống của trẻ.
- Làm dịu cơn khóc của trẻ theo cách mới: Thông thường, khi thấy trẻ khóc, mẹ thường cho bé bú để xoa dịu cơn quấy. Tuy nhiên, đây là một phương pháp sai lầm, khiến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ 3 tháng tuổi ngày càng cao. Thay vào đó, mẹ nên thử đổi vị trí, giảm tiếng ồn hoặc xoa nhẹ vào người để trẻ bình tĩnh hơn.
- Hạn chế sử dụng internet: Nên tránh cho trẻ sơ sinh 3 tháng sử dụng điện thoại, xem tivi từ sớm vì thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì khi trẻ lớn hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng, nguy cơ trẻ 3 tháng tuổi bị béo phì sẽ tăng cao nếu cha mẹ không hiểu được nguyên nhân khiến trẻ tăng cân và cách xây dựng chế độ ăn cho trẻ. Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có thêm những kiến thức hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, cha mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp ngay nhé!