Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên lái xe ô tô?

0

Cập nhật vào 05/08

Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên lái xe. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cả mẹ và con. Điều này có đúng không?

1. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hay không nên lái xe ô tô?

Thời kỳ mang thai được chia thành ba kỳ, gọi là tam cá nguyệt, mỗi ba tháng được xếp vào một tam cá nguyệt. Tương ứng với mỗi kỳ tam cá nguyệt, thai phụ sẽ gặp phải một số trục trặc riêng về sinh hoạt, thay đổi sinh lý…

Không phải thời điểm nào trong thai kỳ cũng tốt cho mẹ bầu lái xe. 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là lúc mẹ bầu nên hạn chế. Bởi khi lái xe mẹ bầu phải luôn ngồi trong tư thế thẳng và gò bó khiến tử cung bị chèn ép, máu lưu thông khó khăn…Chưa kể các biểu hiện của ốm nghén như mệt mỏi, buồn ngủ trong ba tháng đầu cũng có thể khiến mẹ bầu lái xe không tập trung, dễ gây tai nạn.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hay không nên lái xe ô tô?

Ba tháng cuối thì bụng cồng kềnh khiến động tác bị vướng, ít linh hoạt. Lúc này các va chạm như phanh xe cũng dễ tác động đến bụng và gây tổn thương cho thai nhi. Chân mẹ bầu cũng dễ bị chuột rút hơn vào ba tháng cuối, do vậy sẽ không an toàn khi đi xe phải thắng bằng chân.

Dù ở thai kỳ nào, an toàn cho thai nhi và bản thân người mẹ luôn là ưu tiên hàng đầu. Các hãng xe có mặt tại Việt Nam đã phát triển nhiều công nghệ an toàn và tiện ích dành riêng cho khách hàng nữ. Điển hình là các công nghệ của

của BMW hỗ trợ mở cửa xe không dùng chìa, mở cốp bằng cách đưa chân vào dưới khoang hành lý, lọc không khí, hỗ trợ đỗ xe tự động, hệ thống cảnh báo điểm mù, cảm biến hỗ trợ đỗ xe trước, sau, ga tự động… Nếu quan tâm đến các dòng xe BMW, bạn có thể tham khảo giá tại Giá xe BMW.

2. Phụ nữ mang thai lái xe cần chú ý điều gì?

2.1. Vị trí ngồi thoải mái

Vị trí khi lái xe là yếu tố an toàn quan trọng nhất. Thai phụ nên chú ý điều chỉnh để khoảng cách giữa bụng và tay lái càng xa càng tốt. Trước khi lái, hạ ghế ngả về phía sau, điều chỉnh gương chiếu hậu để tầm nhìn thuận lợi, đồng thời chân dễ chạm vào phanh và côn.

Phụ nữ mang thai lái xe cần chú ý điều gì?

Nên đặt một chiếc gối mềm hay một chiếc khăn ở lưng để giảm cảm giác đau đớn hay chịu tác động lực. Luôn kích hoạt chức năng túi khí, giữ khoảng cách từ bụng đến túi khí là 40cm. Tốt nhất nên có túi khí cả ở đằng trước và hai bên để giảm thiểu tối đa các va chạm vào bụng.

Nếu có nhu cầu mua xe, bạn nên chọn chiếc xe có thiết kế chỗ ngồi thoải mái, rộng rãi như các dòng xe của Lexus. Lexus luôn hướng đến những tiện nghi cho người sử dụng. Dòng xe sang Lexus vang danh bốn bể mang đến sự êm ái ngay cả đi qua các ổ gà lớn. Ví dụ như: “dòng xe Lexus LS460L có hệ thống treo khí nén tiêu chuẩn, kết hợp với bộ vành cao cấp. Mang đến cho xe 2018 cảm giác êm ái tuyệt vời.” Bạn có thể tham khảo giá bán dòng xe này tại đây Giá xe ô tô Lexus.

2.2. Chọn đi giày thoải mái

Khi lái xe, bà bầu nhất định đảm bảo phải đi giày thể thao hoặc giày đế bằng thoải mái và lái xe bình ổn. Tránh đi giày cao gót hoặc ngồi quá lâu trên xe dễ gây phù thũng.

Ngoài ra, nếu điều kiện thời tiết thuận tiện, các mẹ bầu có thể tắt điều hòa, mở cửa sổ hứng gió tự nhiên. Nhưng nếu nhiệt độ trong xe và bên ngoài chênh lệch quá lớn, hoặc thời tiết bên ngoài quá nóng hoặc quá lạnh, bà bầu rất dễ bị cảm và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, đó cũng là một điểm các phụ nữ mang thai khi lái xe phải cực kỳ lưu ý.

2.3. Thắt dây an toàn đúng cách

Trên mọi dòng xe đều có trang bị đầy đủ dây an toàn, thắt dây an toàn đúng cách là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người khi vận hành xe tham gia giao thông.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần thắt dây an toàn đúng cách khi lái xe

Riêng đối với phụ nữ mang thai, dây đai lưng nên được thắt vòng xuống bên dưới bụng, và càng thấp càng tốt, vị trí tốt nhất đó chính là ngang với xương hông. Ngoài ra, dây đeo chéo cũng nên nằm về một bên dọc phần hông thay vì ở vị trí giữa ngực như mọi khi. Dây an toàn phải đảm bảo được thắt đúng cách để phòng tránh trường hợp dây băng ngang bụng quá chặt, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

2.4. Nghỉ ngơi khi đi đường dài

Nếu bắt buộc phải lái xe trên một quãng đường dài, hãy nghỉ giữa chặng, vận động tay chân, hoặc đổi tay lái cho bạn đồng hành (nếu có) trong suốt lộ trình. Khi gặp thời tiết xấu, hãy giảm tốc độ và điều chỉnh khoảng cách với các phương tiện lưu thông khác trong độ an toàn cho phép.

Nên lái xe chậm rãi, tập trung cao độ và bình tĩnh. Việc mất kiểm soát sẽ khiến bạn không thể xử lý tốt các sự cố gặp phải. Hãy quan sát cả con đường trong trường hợp muốn chuyển làn, tránh việc lấn tuyến một cách đột ngột.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần nghỉ ngơi khi đi đường dài

2.5. Lên lịch trình thuận tiện

Lên một lịch trình tốt có thể giúp mẹ bầu bớt vất vả hơn cũng như bớt các rủi ro khi di chuyển bằng ô tô. Mẹ nên tránh các thời điểm kẹt xe và nên đi vào những lúc nắng ráo. Nếu thời tiết quá oi bức hãy đi vào lúc sáng sớm hay chiều muộn. Ngoài ra, nếu đi một hành trình dài thì nên lên danh sách các điểm dừng chân nghỉ ngơi và khách sạn… dọc đường để chủ động giữ gìn sức khỏe.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người mà quyết định có nên lái xe hay không. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi đi khám thai để chắc chắn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Khi thấy người mệt mỏi, sức khỏe không tốt, tuyệt đối không cầm lái, rất nguy hiểm, có thể gây động thai, thậm chí sảy thai.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.